Với nhiều tính năng ưu việt cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn chống cháy, nó đang là giải pháp hàng đầu mà các chủ đầu tư lựa chọn để bảo vệ cho công trình của họ. Sơn chống cháy chiếm phần đa được sử dụng thay thế cho hai đối thủ lớn của nó là bọt chống cháy và thạch cao chống cháy chuyên dụng.
Sơn chống cháy cho thép có cả sơn gốc dầu và sơn gốc nước.
- Sơn chống cháy gốc dầu: Được ứng dụng rộng rãi hơn vì tính năng nó tích hợp dùng được cả trong nhà và ngoài trời, bền bỉ hơn với thời tiết.
- Sơn chống cháy gốc nước: Sơn gốc nước là loại sơn mà thành phần nước được dùng làm dung môi là chính. Mang đến sự thân thiện cho môi trường, an toàn cho người dùng
Để đảm bảo chất lượng và đạt hiệu quả sơn cao nhất, cần tuân thủ quy trình và những lưu ý khi thi công sơn.
Thực hiện theo 4 quy trình sơn chống cháy tiêu chuẩn:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
Sử dụng các dụng cụ phương pháp vệ sinh khác nhau tùy vào yêu cầu mỗi công trình: dùng máy phun cát, làm sạch bằng phun nước áp suất cao hay ngọn lửa…(vệ sinh bề mặt thép đạt chuẩn sa 2.0)
Bước 2: Sơn chống gỉ (sơn lót)
Khuấy đều sơn và dung môi tạo ra độ loãng phù hợp với môi trường sơn, tiến hành sơn chống gỉ, yêu cầu màng sơn phải đều
Bước 3: Sơn chống cháy
Khuấy đều sơn và dung môi trước khi tiến hành sơn, thời gian chống cháy phụ thuộc tương úng với chiều dày màng sơn.
Bước 4: Sơn phủ màu
Để bảo vệ tốt hơn cho sơn chống cháy và tăng tính thẩm mỹ cho công trình, Nên sơn phủ màu, sơn phủ màu trên thị trường rất nhiều chủng loại và màu sắc để lựa chọn.
Những lưu ý khi thi công sơn chống cháy:
Điều kiện môi trường sơn
Môi trường sơn tiêu chuẩn: Nhiệt độ không khí phải thấp hơn 85°c và phải cao hơn 5°c. Nhiệt độ bề mặt kim loại phải lớn hơn điểm sương tối đa 3°c, Kiểm tra chất lượng bề mặt sơn theo ISO 9501-1-1998
Vui lòng gọi Hotline để biết thêm chi tiết
Email : Sales@desam.vn
Website : desam.vn ; sonchongchaythep.vn
Trụ sở : Nhà 33, ngõ 283, Đội Cấn, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội