Hotline:

0918.404.190

0918 404 190

Hỗ trợ trực tuyến

Kinh doanh 2
0918404190
Hotline: 0918.404.190
Kinh doanh 1
0918404190
Hotline: 0918.404.190

Tin tức - Sự kiện

Mạng xã hội

Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công văn 874/C07-P4

 Ngày 24/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP). Đồng thời trong thời gian vừa qua, C07 cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Tuy nhiên, qua tổng hợp theo dõi báo cáo của các địa phương và trực tiếp thực hiện công việc, C07 nhận thấy còn một số nội dung tồn tại trong công tác kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC tại các công trình, cụ thể như sau: 

- Thời gian tổ chức kiểm tra nghiệm thu, thời gian ra văn bản thông báo kết quả kiểm tra nghiệm thu chưa bảo đảm theo quy định tại khoản 8, Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. 

- Hồ sơ nghiệm thu của Chủ đầu tư chưa bảo đảm theo quy định tại khoản 2, Điều 15, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP nhưng vẫn tiếp nhận. Khi kiểm tra hồ sơ không xem xét, đối chiếu về tính pháp lý, nội dung chi tiết của biên bản thử nghiệm, biên bản nghiệm thu chạy thử đơn động, liên động, nghiệm thu tổng thể, bản vẽ hoàn công các hệ thống PCCC và các hạng mục, hệ thống liên quan; không kiểm tra chứng chỉ năng lực của đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công hệ thống PCCC... 

- Trong quá trình kiểm tra thực tế không kịp thời phát hiện lỗi của các hệ thống PCCC và hệ thống kỹ thuật khác có liên đến như: Không kiểm tra chiều dài bãi đỗ cho xe chữa cháy, khoảng cách từ bãi đỗ xe đến buồng thang bộ thoát nạn hoặc thang máy chữa cháy; Không đo diện tích lỗ mở trên tường ngăn cháy khi kiểm tra về khoảng cách an toàn PCCC; Không kiểm tra giới hạn chịu lửa của bộ phận ngăn cháy trong công trình (bộ phận chịu lực; tường buồng thang...); Không phát hiện việc thay đổi mặt bằng (thay đổi công năng, số lượng căn hộ; thay đổi vị trí, diện tích phòng sinh hoạt cộng đồng...); Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler bố trí van chặn không giám sát được tình trạng đóng/mở của van, đầu phun sprinkler không đảm bảo khoảng cách đến trần nhà, đầu phun sprinkler trong các nhà xưởng sản xuất, nhà kho mái chữ A lắp đặt vuông góc với mặt phẳng sàn, không bảo đảm khoảng cách từ đầu phun đến mái từ 0,08 đến 0,4 m theo quy định tại TCVN 7336:2003; Hệ thống chữa cháy bằng khí không kiểm tra lượng khí dự trữ 100% đối với hệ thống có yêu cầu dự phòng như CO2, lựa chọn loại đường ống dẫn khí là ống thép thường không bảo đảm 

loại ống thép đúc chịu được áp suất cao đối với hệ thống chữa cháy bằng khí CO2, N2... 

Để khắc phục các tồn tại, thiếu sót và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC, C07 đề nghị Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc thực hiện một số nội dung sau: 

1. Chỉ thực hiện tiếp nhận hồ sơ nghiệm thu về PCCC khi thành phần hồ sơ nghiệm thu đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại khoản 2 và khoản 5, Điều 15 của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ. 

2. Tổ chức kiểm tra nghiệm thu, lập biên bản kiểm tra và thông báo kết quả nghiệm thu về PCCC theo đúng quy định tại khoản 8, Điều 15 Nghị định số 136/2000/NĐ-CP. Trình tự, nội dung, phương pháp kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC tham khảo hướng dẫn tại Phụ lục I kèm theo công văn này. 

3. Đối với các phương tiện PCCC thuộc diện phải kiểm định theo quy định tại phụ lục VII, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế kết quả nghiệm thu về PCCC tham khảo hướng dẫn tại Phụ lục II kèm theo công văn này. Đối với phương tiện, vật liệu không thuộc diện phải kiểm định về PCCC nhưng phải bảo đảm các quy định của Quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD như đường ống và thiết bị của hệ thống hút khói; thảm, vật liệu hoàn thiện, trang trí trên đường thoát nạn... thì phải có kết quả thử nghiệm, đánh giá chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của đơn vị được Bộ Xây dựng hoặc Bộ chuyên ngành cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành (được thực hiện các chỉ tiêu, phép thử phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng). 

Công văn 874/C07-P4

Phụ Lục II.

II. Hướng dẫn kiểm tra đối với các cấu kiện, phương tiện không thuộc diện kiểm định về PCCC

1. Các cấu kiện, phương tiện không thuộc diện kiểm định về PCCC

- Các loại kết cấu như cột, dầm, sàn chịu lực, tường buồng thang... được thi công các biện pháp bọc bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu, có cấu tạo, đặc điểm kỹ thuật phù hợp với cấu kiện nêu trong Phụ lục F QCVN 06:2020/BXD;

- Đường ống và thiết bị của hệ thống hút khói; thảm, vật liệu hoàn thiện, trang trí trên đường thoát nạn; bình khí mồi của hệ thống chữa cháy bằng khí; tủ điều khiển bơm chữa cháy; bộ trộn bọt.

2. Thành phần hồ sơ nghiệm thu

Trong quá trình kiểm tra, khi xét thấy cần thiết có thể yêu cầu chủ đầu tư, chủ phương tiện xuất trình một số hồ sơ, tài liệu hoặc kiểm tra thực tế, cụ thể như sau:

a. Đối với đường ống và thiết bị của hệ thống hút khói; thảm, vật liệu hoàn thiện, trang trí trên đường thoát nạn:

- Bảng thống kê danh mục vật tư, thiết bị được lắp đặt tại công trình, thể hiện được một số thông tin cơ bản như: tên, ký mã hiệu, số lượng, nơi sản xuất, năm sản xuất, đơn vị cung cấp, số giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, tiêu chuẩn, quy chuẩn được công bố hợp chuẩn, hợp quy;

- Kết quả thử nghiệm của đơn vị có thẩm quyền thử nghiệm theo quy định (đơn vị có thẩm quyền là đơn vị được Bộ Xây dựng hoặc Bộ chuyên ngành cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành, được thực hiện các chỉ tiêu, phép thử phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng);

- Bản sao các Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy của phương tiện, vật tư, vật liệu, sử dụng cho công trình;

- Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể, nghiệm thu hoàn thành; các bản vẽ thiết kế, hoàn công.

b. Đối với các kết cấu như cột, dầm, sàn chịu lực, tường buồng thang... được thi công các biện pháp bọc bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu, có cấu tạo, đặc điểm kỹ thuật phù hợp với cấu kiện nêu trong Phụ lục F QCVN 06:2020/BXD.

- Bảng thống kê danh mục vật tư, thiết bị được lắp đặt tại công trình, thể hiện được một số thông tin cơ bản như: tên, ký mã hiệu, số lượng, nơi sản xuất, năm sản xuất, đơn vị cung cấp;

- Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể, nghiệm thu hoàn thành; các bản vẽ thiết kế, hoàn công.

3. Kiểm tra lắp đặt, thử nghiệm: Kiểm tra sự phù hợp giữa thực tế lắp đặt so với kết quả thử nghiệm của đơn vị có thẩm quyền hoặc theo phụ lục F của QCVN 06:2020/BXD. Cách thức, phương pháp kiểm tra tham khảo theo khoản 2 mục I phụ lục này.

DESAM